1.1 Muốn học tốt tiếng Hoa trước hết phải xác định rõ mục đích và yêu cầu học tập.
4 Hiện nay có rất nhiều người học tiếng Hoa với những mục đích khác nhau: học để tìm việc, học để phục vụ kinh doanh, học để phục vụ công tác nghiên cứu, học để đi tham quan du lịch... Có xác định được mục đích học tập mới có quyết tâm vượt khó để đạt tới mục đích ấy.
4 Tiếng Hoa không khó lắm, nhưng cũng không dễ lắm, càng không thể đọc thông, viết thạo, nói lưu loát trong một vài năm. Vì vậy, kiên trì đi tới tận cùng việc học không phải là chuyện dễ dàng.
4 Ngoài ra việc xác định mục đích học tập còn giúp người học lựa chọn chương trình, giáo trình, nội dung học tập một cách thích hợp.
4 Ví dụ: Học để nghiên cứu văn học cổ Trung Quốc hoặc Việt Nam, học để làm ăn buôn bán với người Đài Loan... thì không thể không học chữ phồn thể. Học để làm giảng viên thì phải học môn "phương pháp giảng dạy tiếng Hoa". Học để làm phiên dịch nhất thiết phải học lý luận dịch và thực hành dịch...
1.2. Mục đích học tập quyết định nội dung học tập
4 Muốn học tiếng Hoa đến nơi đến chốn, muốn giao tiếp có hiệu quả thì nội dung học tập phải toàn diện và có hệ thống. Cụ thể là những nội dung sau đây:
2 (1) Các yếu tố tạo nên ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chữ Hán
2 (2) Kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết
2 (3) Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ:
Là kỹ năng dùng tiếng Hoa để giao tiếp. Khi chúng ta nói hoặc viết thường chú ý đến hai điều: tính chính xác và tính hiệu quả. Tính chính xác yêu cầu phát âm, dùng từ đặt câu phải chính xác. Tính hiệu quả yêu cầu khi giao tiếp phải nói (hoặc viết) những lời phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, mục đích giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
2 (4) Những tri thức văn hóa liên quan:
Học tiếng Hoa không thể không có những hiểu biết nhất định về nền văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là văn hóa giao tiếp.
4 Do thời gian hạn hẹp... chúng ta chỉ học một trong bốn nội dung trên, thậm chí trong một nội dung chỉ chọn học một vài mục. Hiển nhiên, học theo kiểu đó thì không thể "bay cao, bay xa" được, không thể đạt được hiệu quả trong giao tiếp.
1.3. Nguyên tắc học tiếng Hoa
4 Kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, giữa các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
4 Học tiếng Hoa nhất định sẽ bị tác động bởi tiếng Việt, hoặc tiếng Quảng, tiếng Tiều... Người học cần tận dụng những ảnh hưởng tích cực và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ.
4 Trong học tập, hạn chế sử dụng tối đa tiếng mẹ đẻ, tận dụng mọi cơ hội để nói và viết tiếng Hoa. Nên nhớ: "Chỉ sợ không nói, không sợ nói sai". Điều quan trọng là khi đã biết sai thì phải quyết tâm sửa sai.
4 Học tập là một quá trình, phải tiến dần từng bước, không nóng vội, không đốt cháy giai đoạn. Muốn học tiếng Hoa thương mại, soạn thảo hợp đồng... thì trước hết phải học tốt tiếng Hoa cơ sở.
(Trích "Phương pháp học tiếng Hoa hiện đại", Phan Kỳ Nam, NXB Trẻ, 1999)